CHS khóa 83-86 trao học bổng trong Lễ Bế giảng năm học 2023-2024

CHS khóa 83-86 trao học bổng trong Lễ Bế giảng năm học 2023-2024

Ngày 24 tháng 05 năm 2024, Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu (Điện Bàn, Quảng Nam) long trọng tổ chức Lễ Bế Giảng Năm học 2023-2024. Đại diện cho cựu học sinh Nguyễn Duy Hiệu khóa 83-86 có các bạn Phạm Trọng Đăng Sơn ... đã về...

Xem tiếp...

Áp huyết giả trên từng huyệt

Thứ bảy - 30/09/2017 22:52
THỬ NGHIỆM SỰ THAY ĐỔI ÁP HUYẾT GIẢ TRÊN TỪNG HUYỆT (phần 1)
(Nguồn: http://khicongydaododucngoc.blogspot.com/)
Áp huyết giả trên từng huyệt

 

Lý thuyết về kinh mạch huyệt đạo của đông y mọi người tưởng mơ hồ vì từ trước đến nay không ai chứng minh được sự khí hóa của lục phủ ngũ tạng về khí, về huyết, về tam tiêu có thật hay không. Nhưng ngày nay nhờ có máy đo áp huyết đem áp dụng vào huyệt đạo trên kinh mạch mới phát hiện ra nhiều điều ngạc nhiên lý thú về sự chính xác của lý thuyết kinh mạch đã có cách đây mấy ngàn năm.

 



Trước hết về quan điểm của tây y, chúng ta giải thích thế nào khi đo áp huyết ở tay trái như bình thường mà tây y đã sử dụng để đo áp huyết của tim mạch, nhưng máy lại cho kết qủa một số khác nếu bấm thêm ở một huyệt.

Thí dụ như một người đo áp huyết tim mạch ở tay trái là 145/90mmHg mạch 75, nhưng vẫn để máy nguyên vị trí tay trái, chỉ cần dùng một ngón tay cái ấn đè vào huyệt dưới mỏm xương ức, áp huyết sẽ chỉ ra một kết quả khác như 220/120mmHg mạch 75, hay ấn đè vào huyệt Khí Hải, áp huyết sẽ xuống thấp còn 130/85mmHg mạch 75.
Lý thuyết khí huyết kinh mạch

 

 

Nếu giải thích theo tây y là áp huyết của tim mạch, thì áp huyết 220/120mmHg mạch 75 này sẽ gây tai biến mạch máu não làm chết người. Trong khi đó bệnh nhân không có vẻ gì là mệt do tim mạch.

Nhưng giải thích theo đông y khí công về lý thuyết kinh mạch của đông y, trong cơ thể có rất nhiều khí của tạng phủ. Do đó câu nói: Ý ở đâu khí ở đó, Khí ở đâu, Huyết ở đó, như vậy khí huyết của tạng phủ đều chạy trên các ống mạch. Khí của tim đông y gọi là tâm khí chạy ra mạch, nên tây y đã phát minh ra máy đo áp huyết tim mạch, nhưng theo đông y, khí của tất cả tạng phủ cũng đều chạy trên các ống mạch ở tay, vì thế đông y mới có phương pháp bắt mạch ở cổ tay để tìm bệnh của lục phủ ngũ tạng và bệnh của các cơ quan liên ngành, nên thầy thuốc đông y khi bắt mạch ở phụ nữ cũng biết được mạch có thai hay không….

 

Ngày nay nhờ vào máy đo áp huyết, đông y khí công đem áp dụng vào môn khoa học thực dụng để đo khí huyết thử nghiệm ở can khí (khí của gan), vị khí (khí của bao tử), tỳ khí (khí của lá lách), phế khí (khí của phổi), thận khí (khí của thận), bàng quang khí, tiểu trường khí, đại trường khí … qua một huyệt đaị diện của tạng phủ trên mạch Nhâm, ở đoạn trung tiêu, như huyệt Cưu Vĩ, Cự Khuyết, Thượng Quản, Trung Quản, Kiến Lý, Hạ Quản, Thủy Phân, Thần Khuyết, Âm Giao, Khí Hải, Quan Nguyên, Trung Cực…sẽ thấy các con số của máy đo áp huyết đều khác nhau. Điều đó chứng minh áp lực khí của lục phủ ngũ tạng có thực và đo được.

Khi cơ thể bị bệnh đều do xáo trộn khí làm xáo trộn huyết, do bởi nguyên nhân tinh-khí-thần khiến cho đơn vị nhỏ nhất trong con người là tế bào khí huyết cũng bị biến đổi, ngày xưa thầy đông y biết được nhờ vào bắt mạch, ngày nay thầy thuốc nếu không muốn bắt mạch, có thể dùng máy đo áp huyết ở hai cánh tay cho ra những con số khác nhau, chúng ta cũng có thể biết được bệnh hư thực hàn nhiệt ở tạng phủ nào một cách chính xác, không thể phủ nhận được. Do đó, môn Khí Công Y Đạo dùng máy đo áp huyết để đo khí và huyết của kinh mạch trong đông y thay vì bắt mạch theo kiểu cổ điển.

Theo tây y, máy đo áp huyết dùng để đo áp huyết tim mạch ở cánh tay trái, chia ra theo tiêu chuẩn định bệnh như sau :
Áp huyết thấp khi số đo dưới 110/70mmHg mạch dưới 60.
Áp huyết trung bình lý tưởng của một người không có bệnh áp huyết có số đo từ 120-130/80-90mmHg mạch 70-80.
Áp huyết cao khi có số đo trên 140/90mmHg mạch trên 80.
Nhưng trong quá trình nghiên cứu về đề tài áp huyết, chúng tôi đã kiểm chứng, đặt ra được tiêu chuẩn thế nào là khí thực, khí hư, huyết thực, huyết hư, thế nào là hàn, thế nào là nhiệt.
Thí dụ số đầu tiên tây y gọi là số đo của tâm thu là tim bóp vào để đẩy máu chạy ra khỏi tim làm giãn nở ống động mạch lớn ra, nếu cao hơn 140 là khí thực, nếu dưới 110 là khí hư.
Số đo thứ hai là tâm trương, tim mở ra để hút máu trở về tim làm ống mạch thu hẹp lại, nếu lớn hơn 100 sẽ làm cho van tim bị hẹp dần, do đó van tim phải co bóp nhiều lần mới đưa đủ máu trở về tim, nếu số đo dưới 70 hay 65 là van tim bị hở không đóng chặt để giữ được máu vào tim.
Số đo của mạch cao hơn 90 thuộc về nhiệt, nếu trên 120 là cơ thể đang bị sốt. Nếu số đo của mạch dưới 65 là cơ thề bị hàn, dưới 60 đến 50 là sốt rét.
Nếu đo áp huyết của một người lớn tuổi có số đo như sau : 225/95mmHg mạch 70, đông y khí công kết luận bệnh nhân này khí thực, huyết và mạch không có bệnh. Cách đây 30 năm khi còn ở Sài Gòn, tôi đã có thử đưa áp huyết của bệnh nhân này xuống 160/90mmHg mạch 70, cơ thể ông cụ cảm thấy khó thở, yêu cầu tôi đưa áp huyết lên cao trở lại đến 180/90mmHg mạch 70, ông cụ lại cảm thấy khỏe mạnh hơn trước, khi để ống nghe mạch ở tim thì không nghe tiếng tim đập, nhưng để ống nghe dưới xương ức thì nghe rõ như tiếng trống đập rất đều 70, chứng tỏ trường hợp này ông cụ bị bệnh tim thòng do ống mạch bị giãn.
Thực ra, chỉ trong các phòng cấp cứu của bệnh viện tây y có đủ máy móc theo dõi tình trạng bệnh, trên máy hiện đủ các thông số về tim mạch, áp huyết, nhiệt độ, hơi thở…những con số này thay đổi thường xuyên tùy vào cách chữa đúng hay sai của bác sĩ, nhưng không có lối suy nghĩ lý luận theo kiến thức đông y, mới bỏ qua những mối liên kết tổng thể ngũ hành hiện trên máy.
Có nhiều lúc, tôi đến bệnh viện để cấp cứu người quen, tôi thấy hơi thở yếu, nên điều chỉnh lại hơi thở tăng lên cho đủ, thấy áp huyết cao nên điều chỉnh làm cho thấp, thấy áp huyết thấp làm cho cao, thấy mạch chỉ sốt cao làm cho hạ, thấy mạch thấp làm sốt rét nên tăng nhiệt cho ấm, thấy chỉ số đường huyết cao làm cho thấp được…. Khi tác động trên huyệt làm cho các con số thay đổi theo ý mình muốn thì bệnh nhân còn sự sống, chỉ khi nào tinh-khí-thần mất hòa hợp, tế bào khí huyết chỉ còn lại huyết, mất khí dần, phần tâm linh mất, thần mất, hệ thống thần kinh giao cảm và đối giao cảm mất, khi bấm huyệt các con số không thay đổi hay có thay đổi khi vừa bấm huyệt nhưng lúc buông tay các con số trở lại như cũ là cơ thể đã chết.
Tuy nhiên máy đo áp huyết theo tây y chỉ để đo áp huyết của tim mạch, nhưng đông y khí công lại tận dụng nó để thay thế cho phương pháp bắt mạch ở cổ tay theo y hoc cổ điển, dùng máy đo áp huyết có thể bắt mạch trên huyệt để đo tim, gan, tỳ, phế, thận, bao tử, bàng quang… ở trên hai tay và hai cổ chân, để khám phá ra được rất nhiều bệnh do áp lực khí huyết khác nhau ở mỗi tạng phủ về hư thực hàn nhiệt.
Bây giờ chỉ cần kiểm chứng bằng máy đo áp huyết để chứng minh lý thuyết đông y có đúng hay không, và cách chữa bằng phương pháp điều chỉnh khí huyết qua những huyệt mà kinh mạch đông y đã tìm ra có giá trị thực trên lâm sàng hay không. Nếu đúng và chữa có kết qủa, thì qủa thật trong con người chúng ta đã có sẵn một kho nguyên liệu thuốc nội dược bằng huyệt để tự chữa cho mình mà không sợ có phản ứng phụ nào xảy ra.
Nhờ máy đo áp huyết trên huyệt, tìm được áp huyết thật và áp huyết giả
Tất cả những bệnh về áp huyết, theo kinh nghiệm của đông y khí công, có loại áp huyết thật của tim mạch rất khó chữa khi tim mạch bị tổn thương cần phải giải phẫu, còn đa số bệnh áp huyết mà chúng ta đang điều trị bằng thuốc đều là áp huyết giả không do nguyên nhân trực tiếp từ tim mạch thuộc tâm khí thực, mà do những nguyên nhân khác từ vị khí (ăn no không tiêu, đầy hơi làm tăng áp huyết), từ tỳ khí, gan khí, phế khí, thận khí.
Trước kia, khí công chú trọng đến xả khí của tâm khí để làm hạ áp huyết cấp thời bằng cách tập thổi hơi ra làm giảm áp lực khí như thổi bếp lửa, thổi đèn cầy, thổi chong chóng…, sau đó tập bài thở Thông Tinh-Khí-Thần đề điều hòa áp lực khí của lục phủ ngũ tạng, giúp cho các khí của tạng phủ được điều hòa.
Tuy nhiên có những bệnh nhân không tập thổi được, hoặc lớn tuổi không tập thở thông Tinh-Khi-Thần, hoặc thở sai không có thầy hướng dẫn, nên không có kết qủa như ý muốn, nên môn học đông y khí công nghiên cứu bằng huyệt, được kiểm chứng bằng máy đo áp huyết đã tìm ra được cách chữa áp huyết giả bằng huyệt rất có kết qủa, và cũng nhờ công trình nghiên cứu này qua máy đo áp huyết, đã khám phá ra nhiều gốc bệnh mà tây y đã không chữa được tận gốc ngoài phương pháp giải phẫu.
Chúng ta cũng phải cảm ơn những bậc danh y tiền bối đã phát minh và tích lũy được nhiều kinh nghiệm đúc kết thành hệ thống kinh mạch huyệt đạo, mà ngày nay nếu không nhờ ánh sáng khoa học kiểm chứng làm sáng tỏ những kết qủa chữa bệnh bằng huyệt của đông y là có thật, suýt chút nữa chúng ta để mất đi một kho tàng qúy giá có nhiều tiềm năng cứu con người thoát khỏi nhiều bệnh tật nan y theo quan điểm khí hóa ngũ hành của lục phủ ngũ tạng .
Thí dụ : Một bệnh nhân khai có bệnh cao áp huyết đang dùng thuốc tây y, chúng ta đo áp huyết cao hơn 140/90mmHg mạch 80.
Nếu chúng ta vẫn để máy đo trên tay trái, ở thế nằm, chúng ta bấm từng huyệt từ huyệt Cưu Vĩ xuống dần đến Thủy Phân, nếu áp huyết giống nhau như áp huyết ở tim mạch, tức là tâm khí, can khí, tỳ khí, vị khí, tiểu trường khí, đại trường khí, thận khí đều dư thừa làm ra bệnh thực chứng, đó là áp huyết thật.
Ngược lại, qua máy đo bấm từng huyệt một từ trên xuống dưới, có khi huyệt Cưu Vĩ cao hơn áp huyết của tim mạch như 160/95mmHg, chúng ta cứ giữ trên huyệt cho đến khi đo áp huyết trên tay hạ xuống dưới 130, lý tưởng nhất là 120 nhưng thời gian lâu hơn, thay vì mất 5 phút trên mỗi huyệt, thì phải mất 10 phút trên mỗi huyệt, để cho khí của ngũ tạng khí trở nên đều từ 120-130. Sau đó không bấm huyệt nào nữa, cứ đo tự nhiên trên tay để tìm áp huyết thật của tim mạch sẽ xuống thấp cũng khoảng 120-130/85-90mmHg mạch 70-80.
Điều đó chứng tỏ áp huyết bị lệ thuộc vào khí của các tạng phủ khác mà không do bệnh trực tiếp từ tim mạch.
Nếu bệnh nhân ngày nào cũng dùng 5 ngón tay để trên huyệt cho bụng phồng-xẹp đều đặn, khiến bụng mềm, khí huyết lưu thông đều, bụng không bị căng trướng, sẽ không bị áp huyết giả tăng lên đột ngột gây tai biến mạch máu não.
Trong đời chúng ta cũng đã chứng kiến hay nghe nói đến nhiều người quen thân hay bạn bè đột ngột qua đời khi đang khỏe mạnh, hôm trước còn vui vẻ đi ăn tiệc, ngày hôm sau bị tai biến mạch máu não, hôn mê dẫn đến tử vong.
Có người bị bệnh cao áp huyết, sau khi ăn no, lái xe đi làm, tự nhiên thấy trong người khó chịu và mệt tim, đã vội vã tấp xe vào lề nghỉ ngơi mà thoát khỏi cơn đột qụy, cũng có người tưởng mình còn trẻ trên 30 tuổi, tưởng không bao giờ có bệnh cao áp huyết, gặp hoàn cảnh tương tự, bỏ qua, vẫn lái xe, sau đó đứt mạch máu não nhẹ, hoa mắt, gục đầu trên vô lăng bất tỉnh phải đưa vào bệnh viện, khi thân nhân mời tôi đến cứu, áp huyết vẫn còn đang cao 170/98mmHg mạch 75, tôi bấm vào những huyệt kể trên, đưa áp huyết xuống thấp, bệnh nhân mới tỉnh lại, trừ trường hợp làm cách nào áp huyết cũng không xuống, vẫn còn cao, thì áp lực khí vẫn đẩy máu lên đầu, sẽ có trường hợp tây y gọi là xuất huyết não làm bầm máu đen khắp đầu sọ, tây y gọi là não chết thì khó chữa, chứ không phải là không chữa được. Nhưng thân nhân được các bác sĩ tây y giải thích: vì não trào máu khắp đầu không thể mổ lấy hết máu ra được, còn nếu mổ, sau này bệnh nhân cũng bị tê liệt toàn thân, sống cũng như người thực vật, nên đa số các bác sĩ khuyên người thân nên đồng ý giải pháp cho bệnh nhân ra đi để họ đỡ khổ hơn, cho nên đa số người thân quyết định chọn giải pháp này.
Có một số bác sĩ chuyên khoa cấp cứu cũng công nhận phương pháp châm nặn máu ở đầu ngón tay ngón chân (huyệt thập tuyên) theo phương pháp đông y cũng là phương pháp cổ truyền làm thoát máu bầm tích tụ trong đầu thay cho phương pháp mổ sọ não để cứu bệnh nhân được, nhưng cũng không làm bệnh nhân sống được như bình thường. Điều đó chỉ đúng một phần, vì đó chỉ là cho thoát máu, còn nếu châm theo đường kinh ở thập nhị tĩnh huyệt sẽ có hai công dụng vừa thoát máu, vừa kích thích thần kinh giao cảm của 12 đường kinh phục hồi chức năng để khôi phục được những chức năng lục phủ ngũ tạng hoạt động trở lại thì các bác sĩ đã không biết đến, cho nên nếu bệnh nhân được thoát khỏi tay tử thần thì các bác sĩ cho là một phép lạ (miracle) chứ không phải do cách chữa của đông y nhờ cách châm nặn máu ở thập nhị tĩnh huyệt làm sống lại sự hoạt động của kinh mạch lục phủ ngũ tạng.
Bệnh áp huyết giả
Áp huyết giả là áp huyết bỗng dưng cao khác với bình thường mặc dù mỗi ngày vẫn dùng thuốc trị áp huyết đều đặn.
Dấu hiệu :
Cơ thể cảm thấy khó chịu, hơi nhức đầu, chóng mặt, mệt, khó thở, thân nhiệt tăng, da mặt bì bì mất cảm giác, thần kinh ở cơ vòng mắt, môi, má thỉnh thoảng co giật, tê lạnh bàn tay, hay co rút tay chân, lưỡi cứng…đó là do áp huyết tăng cao bất bình thường.Cần phải đo áp huyết ngay để chữa kịp thời ngăn ngừa xảy ra tai biến mạch máu não.
Nguyên nhân :
Có nhiều nguyên nhân do một trong 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần, Tinh là do ăn uống, Khí là do tắc nghẽn tuần hoàn, tắc nghẽn chuyển hóa, Thần là do xáo trộn tâm lý tình cảm qúa hưng phấn hay ức chế…
Nhưng đa số có một nguyên nhân ít ai để ý thấy được, áp huyết chỉ tăng sau khi ăn no hoặc ăn không tiêu đầy bụng ợ hơi, hay do những chất làm tăng ga như men bia, các loại mắn chua, tăng nhiệt như nhãn, xoài, sầu riêng…là nguyên nhân kết hợp của yếu tố Tinh và Khí làm áp huyết tăng cao bất ngờ ngay lúc đó làm mệt tim, nếu không kịp thời làm hạ áp huyết và làm hạ mạch đập của tim xuống bình thường, bệnh nhân có thể bị vỡ tim (heart attack=nhồi máu cơ tim) hay stroke, tai biến mạch mạch não.
Nếu bệnh nhân đã có bệnh cao áp huyết sẵn, vừa ăn xong, nhiệt khí từ thức ăn hoặc khí trong bao tử dội ngược lên tâm khí tạo áp lực tim mạch đập nhanh mạnh làm vỡ mạch máu não, bệnh nhân có thể gục đầu xuống bàn ăn hay ngã xuống tắt thở.
Nếu phản ứng chậm, làm muốn ói, mệt tim, trong vòng 24 giờ không chữa kịp thời làm vỡ lồng ngực, vỡ mạch máu tắt thở.
Có những trường hợp chết người do áp huyết giả tăng cao biến đổi đột ngột theo tâm lý thần kinh như bởi giận dữ. Khi còn ở Việt Nam, tôi đã chứng kiến một bà chủ nhà (dưới 50 tuổi) giận một người đã để xích lô chặn lối ra vào cửa nhà bà. Hai người cãi nhau khoảng 15 phút, rồi anh xích lô bỏ đi, bà tiếp tục la hét giận giữ chửi rủa một mình, bỗng nhiên té ngã xuống bất động, đưa vào bệnh viện đến chiều bị chết, đó là do giận dữ làm can khí tạo ra áp huyết cao đột ngột đứt mạch máu não.
Phân tích những trường hợp áp huyết giả gây ra bệnh nan y, tây y tìm không ra nguyên nhân.
Có 2 trường hợp để chữa khi xác định được bệnh thuộc thực chứng hay hư chứng về áp huyết, nên cần phải đo áp huyết 2 tay chính xác cả 3 số :
Từ số đo áp huyết sẽ có những trường hợp xảy ra như sau :
Bệnh thực chứng ở một bên tay, thực chứng ở 2 bên tay, bệnh thực trong thực, bệnh hư chứng một bên tay, hư chứng hai bên tay, bệnh hư trong hư, bệnh nửa thực nửa hư, bệnh khí thực huyết hư, bệnh khí hư huyết thực, bệnh nhiệt chứng, bệnh hàn chứng, bệnh nhiệt giả hàn, bệnh hàn giả nhiệt….

THỬ NGHIỆM SỰ THAY ĐỔI ÁP HUYẾT GIẢ TRÊN TỪNG HUYỆT ( phần 2 tiếp theo)
 

 

Dưới đây là những thí dụ kết quả từ số đo áp huyết để xếp loại bệnh :

1-Bệnh thực chứng ở một bên tay

 

Chênh lệch ở 2 tay, một tay là thực chứng số đo áp huyết cao hơn tiêu chuẩn, như 160/92mmHg mạch 80, một tay bình thường như 130/80mmHg mạch 70, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đau tê tay, lúc đó hỏi bệnh nhân đau tay nào bệnh nhân sẽ trả lời đau tay bên áp huyết cao, vì theo lý thuyết khí công : khi thần kinh ngoại biên bị co rút làm đau tê tay là do áp huyết tăng cao, định lý ngược lại : khi áp huyết tăng cao, thần kinh ngoại biên sẽ bị co rút làm đau tê tay.. nên cách chữa của đông y khí công cần phải châm nặn máu 5 đầu ngón tay bên cao, rồi đo lại áp huyết xuống bình thường thì tay cũng hết đau.
2-Thực chứng ở 2 bên tay
Đo áp huyết ở hai tay cao hơn tiêu chuẩn mà chúng ta thường gặp tây y gọi là bệnh cao áp huyết, nhưng nhờ số đo áp huyết, chúng ta biết được 3 trường hợp sau :
a-Khi hai bên số đo tương đương bằng nhau không chênh lệch đáng kể như tay trái 160/92mmHg mạch 80, tay phải 162/92mmHg mạch 82. Kết luận bệnh nhân bị bệnh cao áp huyết mà chưa dùng thuốc điều trị bệnh cao áp huyết.
Đã có người tưởng rằng mình tập thể dục thể thao đều đặn, đi jogging, không có máy đo áp huyết để theo dõi áp huyết, không đi khám bác sĩ gia đình, khi đau nhức tay chân tưởng là do nguyên nhân phong thấp, đi đứng cử động tay chân hơi khó khăn, chỉ đi chữa đau nhức hay châm cứu mà không khỏi dứt bệnh. Khi đến phòng mạch của tôi, đo áp huyết 2 bên tay, tay trái chỉ 252/145mmHg mạch 90, tay phải 234/135mmHg mạch 92. Tôi hỏi ông có uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết không, bệnh nhân trả lời, không biết có bệnh cao áp huyết nên không đi bác sĩ khám. Tôi cho ông hay là nếu ông đến bác sĩ trong trường hợp này, bác sĩ sẽ gọi xe cấp cứu chở ông đến bệnh viện ngay, không dám đụng vào người ông dễ bị tai biến mạch máu não lắm. Tôi khuyên ông nằm nghỉ ngơi như em bé ngủ say để thần kinh ngoại biên thư giãn 15 phút, khuyên ông chỉ nghe khí biến đổi ở huyệt Khí Hải mà ngón tay tôi ấn đè vào đó, sau 15 phút áp huyết hai tay xuống đều 180/95mmHg mạch 85.
Tôi chưa chỉ ông phương pháp thở làm hạ áp huyết vì áp huyết vẫn còn trong tình trạng nguy hiểm, nếu tập thở sai áp huyết sẽ tăng vọt lên cao, nên chỉ khuyên ông về nhà nấu súp đậu thận trắng (white kidney bean) và tép tỏi, mỗi thứ 100g nấu với 1 lít nước, cạn còn ½ lít, dùng đũa vớt vỏ xác tỏi ra, còn lại xay bằng máy xay sinh tố để uống 1 lần hay chia làm 2 lần uống hết trong một ngày, ngày hôm sau áp huyết sẽ xuống, nhưng chưa xuống đến 130/80mmHg thì cứ uống tiếp mỗi ngày một phần súp như thế. Một tuần sau, tái khám, đo lại áp huyết xuống được dưới 140/90mmHg mạch 75
b-Khi hai bên số đo áp huyết cao nhưng có chênh lệch, bên phải cao hơn bên trái chứng tỏ bệnh nhân bị bệnh cao áp huyết, đang dùng thuốc điều trị áp huyết nên tay trái mới xuống , nhưng tay phải lại cao hơn tay trái, do ảnh hưởng của thuốc giãn mạch.
Trong cơ thể có phản ứng tự điều chỉnh kỳ lạ để giữ quân bình sự khí hóa của lục phủ ngũ tạng hoạt động cho phù hợp với sự khí hóa của tổng thể, cho nên thuốc giãn mạch thay vì làm giãn mạch cả hai bên động mạch và tĩnh mạch, nếu trường hợp này xảy ra đúng, thì dung lượng máu từ tim ra thay vì ống mạch nhỏ không đủ chứa máu sẽ làm vỡ mạch, nhưng thuốc làm giãn mạch to ra, chứa dung lượng máu nhiều hơn, tính đàn hồi nhiều hơn ống mạch mới không bị vỡ. Nhưng ngược lại, khi máu về tim, thay vì ống mạch phải bóp hẹp lại giúp đẩy máu về tim phụ với sức trương nở của tâm trương, nhưng do thuốc làm giãn mạch, ống mạch bên tĩnh mạch cũng bị giãn làm cho tim khi rút máu về tim phải trương nở to ra nhiều hơn mới đủ lực thu hút máu vào tim, một thời gian lâu tim bị hở van bên tĩnh mạch, lúc đó số đo của tâm trương sẽ yếu đi, thí dụ tay trái tâm thu đo được 140/100mmHg mạch 75, tay phải tâm trương đo được 160/80mmHg mạch 80. Đó là sự khác nhau giữa 2 bên khi có dùng thuốc chữa bệnh cao áp huyết. Một thời gian lâu cơ thể thích nghi với thuốc, nó tự điều chỉnh để giúp tim làm việc khỏe, sẽ có số đo tay trái 135/90mmHg mạch 80, tay phải áp lực khí sẽ cao hơn như 165/90mmHg mạch 90, có dấu hiệu đau tê nóng tay bên phải, bàn tay cứng cầm đồ vật không chắc…. Đối với tây y chỉ đo bên tay trái, tưởng áp huyết đã ổn định, cuối đời của bệnh nhân sẽ bị stroke hay tê liệt bên tay phải nếu không chữa bên tay phải kịp thời bằng cách châm nặn máu giải tỏa áp lực khí huyết của tay phải xuống bình thường để thần kinh ngoại biên không bị co thắt.
c-Khi hai bên số đo thấp hơn tiêu chuẩn dưới 100/60mmHg mạch 60-70, bệnh nhân cảm thấy chân tay liệt dần không có sức, không do stroke, đi đứng thường hay ngã không do bị vấp ngã mà do hai chân yếu không có sức, theo đông y khí công gọi là bệnh áp huyết thấp cầnn phải bổ tăng khí huyết cho áp huyết lên cao bình thường trở lại, nhưng ngược lại, tiền sử bệnh nhân bị bệnh cao áp huyết cần phải uống thuốc trị bệnh cao áp huyết đến suốt đời không được bỏ mặc dù áp huyết xuống thấp. Có lần tôi được thân nhân mời tới bệnh viện chữa cho một bà 70 tuổi, nằm trên giường, không ăn uống được, da bọc xương, miệng than thở đau đớn muốn chết, tôi bảo cụ nhúc nhích tay chân xem được không, cụ nói không có sức nhúc nhích được, tôi nhìn lên tờ giấy theo dõi điều trị hàng ngày của bệnh nhân thấy ghi vẫn cho uống thuốc áp huyết đều đặn, áp huyết đo được 88/60mmHg mạch 60. Tôi nói người nhà yêu cầu y tá chuyển lời đến bác sĩ nên ngưng cho dùng thuốc hạ áp huyêt, y tá trả lời bác sĩ nói không được, vì nếu ngưng thuốc áp huyết sẽ tăng lên bất tử bệnh nhân sẽ bị stroke, cuối cùng vì cô con gái muốn cứu mẹ khỏi chết, đã xin về nhà, theo lời khuyên của tôi dùng thuốc bổ máu tăng khí huyết và tập động tác nhẹ của khí công cho chân tay hoạt động, bà đã đi đứng khỏe mạnh do áp huyết được trở lại bình thường, và đã về VN chơi. Rút kinh nghiệm trường hợp này, uống thuốc chữa cao áp huyết suốt đời chưa hẳn là giải pháp đúng.
3-Bệnh thực trong thực ở hai tay
Trường hợp đo áp huyết hai bên tay, bên trái 140/90mmHg mạch 75, bên phải 150/95mmHg mạch 75, chứng tỏ bệnh nhân này có bệnh cao áp huyết và có uống thuốc điều trị bệnh cao áp mới được một thời gian ngắn, nên 2 bên tay là bệnh thực nhưng bên phải là thực trong thực, nguyên nhân do áp lực khí trong gan vẫn có bệnh can khí thực, nếu mạch cao hơn 100 là can khí thực nhiệt. Ngược lại, nếu hai số đổi lại tay trái 160, tay phải 140, nếu vẫn đang dùng thuốc chữa áp huyết mà không xuống bên tay trái là do vị khí thực bởi chức năng bao tử đầy hơi (thực chứng), nếu mạch bên tay trái 100 trở lên là bao tử bị thực nhiệt, để thời gian lâu mạch tăng cao thường xuyên là bệnh loét trường vị.
4-Bệnh hư chứng một bên tay
Chênh lệch mạch ở 2 tay, một bên áp huyết cao, như bên tay trái 150/95mmHg mạch 110, và tay phải áp huyết bình thường 125/80mmHg mạch 75, bệnh này không phải áp huyết cao do thực chứng mà do hư chứng của suy tim. Đem mạch cao 110 trừ cho tiêu chuẩn như mạch bình thường là 75, thì tim đã phải đập nhanh hơn 35 lần. Lấy số đo áp huyết 150 trừ đi 35 thì áp huyết thực sẽ là 115/60mmHg mạch 75, nguyên nhân do can khí hư là mẹ của tâm không cung cấp năng lượng nuôi con đủ khiến suy tim, cả hai can hư, tâm hư thuộc âm hư sinh nội nhiệt mới hiện ra mạch hai bên không đều nhau. Nếu bệnh này không biết điều chỉnh ăn uống thuộc Tinh, nếu có uống thuốc áp huyết suốt đời cũng không thể nào ổn định được.
5-Bệnh hư chứng hai bên tay
Áp huyết đo hai bên tay thấp dưới 110/70mmHg cũng thuộc hư chứng nhưng tùy theo mạch để phân biệt bệnh nặng nhẹ khác nhau, có nguy hiểm hay không.
Thí dụ 110/70mmHg mạch 75 là người bình thường không có bệnh.
Nếu 110/70mmHg mạch 65 thân nhiệt bị hàn, đầu chân tay lạnh, dễ bị nhiễm cảm lạnh.
Nếu 110/70mmHg mạch 55 người luôn luôn lạnh vì thiếu huyết nhiều nhưng khí còn tạm đủ.
Nếu 110/70mmHg mạch 110 là huyết bị nhiễm trùng, người bị nội nhiệt, mạch tim đập nhanh, có nghĩa áp huyết thực rất thấp do thiếu khí. Nếu lấy tiêu chuẩn bình thường mạch 80, thì vì thiếu máu tuần hoàn, nên tim phải bơm đập nhanh thêm 30 nhịp khí mới lên được 110 để giúp khí đẩy huyết lưu thông đủ một chu kỳ châu thân, chứ áp huyết thật sẽ là 110-30 còn 80 là bệnh thiếu máu, chóng mặt, hay quên, hay lo sợ, mất ngủ, tiêu chảy… những bệnh này muốn khỏi phải điều chỉnh cách ăn uống cho tăng khí, tăng huyết, tăng nhiệt… nhưng đối với tây y, với áp huyết bất bình thường như thế cũng không thể chữa vào cơ quan nào được, nên đã bỏ qua không cần chữa cho đến khi thành bệnh rõ ràng như bị bệnh bướu sọ não, bệnh ung thư máu, mới bắt đầu chữa thì đã qúa muộn.
6-Bệnh hư trong hư ở hai tay
Áp huyết tay trái 105/67mmHg mạch 65, tay phải 100/60mmHg mạch 60, người có áp huyết thấp như trên khi đi khám bác sĩ tìm không ra bệnh, vẫn cho là bình thường. Theo đông y khí công, bệnh này thuộc bệnh mãn tính, bệnh nhân không biết trong người mình đang tiềm ẩn một bệnh nan y nếu không chữa kịp lúc. Nếu bắt mạch theo đông y, là bệnh hư chứng, thiếu khí thiếu huyết, chân tay lạnh. Về ăn uống, bệnh thiếu máu kỵ ăn chất chua sẽ phá mất máu, áp huyết càng xuống thấp có những số đo áp huyết khác biệt cho từng bệnh như :
Áp huyết số đầu giữ nguyên như 110 nhưng mạch thuộc huyết tăng trên 80, đối với người thường có mạch 80 là bình thường, nhưng đối với người luôn có mạch 60 bị tăng lên 80 có nghĩa là mạch phải đập nhanh lên 20 lần so với bình thường, thì áp huyết 110 trừ đi 20. áp huyết thực trong người bệnh nhân bây giờ là 80, như vậy sẽ có dấu hiệu nội nhiệt nhưng sợ lạnh thuộc chứng dương hư tự hãn, người hồi hộp sợ hãi, mất ngủ, hay bị xuất mồ hôi lạnh, hay quên, rụng tóc.
Nếu áp huyết thấp đều hai tay dưới 90-80/60mmHg mạch 60 sẽ có dấu hiệu hốt hoảng, lo sợ, mất trí nhớ, nói lảm nhảm, tây y chẩn bệnh thuộc bệnh tâm thần, điên. Đối với đông y do khí huyết thiếu không đủ máu và oxy nuôi thần kinh não bộ, nếu dùng thuốc chữa bệnh tâm thần bệnh càng ngày càng nặng, cách chữa của đông y chỉ cần bổ khí và huyết cho đúng tạng phủ để phục hồi lại áp huyết bình thường là khí và huyết được đầy đủ là khỏi bệnh ngay trong vòng 1 tháng. Tôi đã chữa một người bị tâm thần nặng đã uống thuốc mỗi ngày khoảng 20-30 viên thuốc hơn 1 năm bệnh không giảm còn tăng nặng hơn không còn nhận biết được người thân của mình, bệnh nhân này được khuyên uống sirop bổ máu Đương Quy Tửu cho đến khi áp huyết tăng đủ, áp huyết trở lại bình thường, bệnh nhân đã đi làm việc trở lại.
Trường hợp hai tay áp huyết thấp và hai tay chênh lệch nhau nhiều như một bên 105/70mmHg mạch 70, một bên 88/60mmHg 65, sẽ có những bệnh nhẹ như đau nhức cổ gáy vai tay do thiếu khí huyết, thoái hóa xương cổ, tay đau không cử động được, tây y chữa vào xương do xốp xương, cho thuốc an thần giảm đau để chữa ngọn kéo dài nhiều năm, vì không thấy nơi nào bị tổn thương thực thể để mổ, từ từ thiếu máu não không lên da đầu để nuôi tóc, khiến tóc rụng, hai tay, bên nào có áp huyết thấp nhất là bên đó bị đau nhất, nếu có châm cứu, physiothérapy cũng không khỏi, xương khớp tay chân, ngón tay khô cứng, đụng đau, bàn tay không có sức nắm chặt…bệnh nặng hơn nữa là đau nửa đầu bên áp huyết thấp, nặng hơn nữa là bướu sọ não bên áp huyết thấp, khi áp huyết hai bên xuống 80/60mmHg mạch 60 sẽ đau nhức toàn thân không tổn thương thực thể tây y không khám phá ra bệnh, các chỉ số thử máu nhiều lần càng thấp nhưng vẫn chưa định bệnh được, cho đến khi các chỉ số thử máu lọt ra ngoài tiêu chuẩn thấp mới kết luận là bệnh nhân bị ung thư máu mãn tính, lúc đó mới chữa trị bằng hóa trị xạ trị thì qúa muộn.
Đã có một người rất cẩn thận về ăn uống, cả đời không đi ăn nhà hàng, nấu ăn ở nhà, không dùng bột ngọt, đường, chỉ dùng mật ong, không ăn thịt, cô nói với mọi người đi khám bác sĩ không có bệnh tật gì mặc dù xanh xao ốm yếu, thỉnh thoảng đau nhức đầu uống thuốc giảm đau thì hết, nhưng tánh tình vui vẻ yêu đời. Bỗng một hôm không thấy cô đi làm, người thân gọi điện thoại hỏi thăm, nghe tin cô bi ngã phải vào nhà thương, tưởng cô bị gãy tay chân, nhưng không phải, kết qủa thử máu nhiều lần, bác sĩ đã tìm ra bệnh có bướu trong sọ não không thể mổ, một tuần sau cô đã chết bất ngờ. Điều này chứng tỏ thuốc giảm đau chỉ tạm thời chứ không chữa vào gốc bệnh, và không theo dõi áp huyết để phát hiện bệnh bướu não sớm, khi bệnh thành hình thì đã qúa muộn.
Ngược lại, trường hợp áp huyết 90/60mmHg vừa thiếu khí thiếu huyết, nhưng mạch bỗng nhiên cao hơn 120, thân nhiệt nóng, người sốt, sợ lạnh, đau nhức toàn thân phát khóc, khi xét nghiệm máu mới khám phá ra bệnh ung thư máu cấp tính cũng đã muộn hơn cách chẩn đoán của đông y khí công.
7-Bệnh nửa thực nửa hư ở hai tay
Áp huyết đo ở một bệnh nhân sau tai biến mạch máu não nhẹ, tây y vẫn cho dùng thuốc điều chỉnhh áp huyết trong thời gian nằm viện mà không xuống. Đo tay trái 256/140mmHg mạch 65, tay phải 235/134mmHg mạch 65, đầu ngón tay ngón chân tê lạnh cứng, không cảm giác, không cử động được nằm một chỗ hơn 3 tháng, bệnh không thấy khá mà càng ngày càng có nguy cơ liệt toàn thân. .
Khi thân nhân mời tôi đến, vì biết áp huyết này là giả do can khí và vị khí thực không tiêu, tôi bấm huyệt Trung Quản 15 phút, huyệt Khí Hải 15 phút, khí bị ép trong lồng ngưc từ thượng tiêu đã chuyển động xuống trung tiêu và hạ tiêu, khi đo lại áp huyết xuống 180/110mmHg mạch 134, người xuất mồ hôi nhiệt ra từ cổ gáy, bụng, bàn tay, lưng, chân, sau đó tự áp huyết trở lại 180/95mmHg mạch 65.
Nếu trường hợp này đưa áp huyết xuống thấp như tiêu chuẩn 140 mà mạch 134 sẽ nguy hiểm vô cùng, vì 134 so với mạch bình thường 80, tim đã phải đập nhanh hơn 53, lúc đó áp huyết thật sẽ là 127 sẽ khiến cơ tim bị co bóp bất bình thường làm vỡ tim. Trường hợp này tôi khuyên bệnh nhân dùng súp đậu thận trắng và tỏi tép để ăn trong một tuần, áp huyết sẽ tự điều chỉnh, sau một tuần áp huyết xuống bình thường dưới 140/90mmHg mạch 65, lúc đó chân tay cử động được dễ dàng, bệnh nhân đã được xuất viện.
Tôi cũng đã gặp một người áp huyết cao thường xuyên ở hai tay trên 230/110mmHg mạch 130, khi áp huyết lên cao do thời tiết nóng, do ăn không tiêu bội thực, do công việc làm căng thẳng, áp huyết tăng vọt thay vì cao hơn 230 thì mũi ọc ra máu rất nhiều, lúc đó áp huyết xuống trung bình, nhờ bị vỡ niêm mạc mũi thường xuyên nên con người vẫn bình thường, không dùng thuốc trị áp huyết, mỗi lần áp huyết tăng cao, chỉ nằm thở khí công làm hạ áp huyết.
8-Bệnh khí thực huyết hư ở hai tay
Áp huyết đo ở hai tay đối với tây y là bình thường như 142/90mmHg mạch 58, số đầu, đông y khí công gọi là số đo khí trên 140 là thực, nhưng mạch 58 dưới tiêu chuẩn 70-80 gọi là huyết hư, nhưng chênh lệch hai tay khác nhau là một bệnh chứng, như tay trái 142/90mmHg mạch 58, tay phải 165/mmHg mạch 58, cũng là khí thực huyết hư, cơ thể chắc chắn có bệnh, đã có nhiều trường hợp áp huyết của nhiều bệnh nhân đều như vậy nhưng mỗi người có một bệnh khác nhau, như có người khai bệnh đau nhức đầu bên phải, có người đau hông sườn , vì áp huyết cao bên vị trí gan, có người khai đau nhức cánh tay phải, có người khai mắt đỏ bên phải, có người khai tai phải bị ù, có người khai sưng hạch cổ, sưng tuyến giáp trạng, đau cổ họng phải, có người khai vẫn đang dùng thuốc trị áp huyết nhưng tay bên phải bị đau dơ lên cao không được…, nếu ngược lại áp huyết cao nhiều bên tay trái thì có người khai ăn bị ợ hơi, hôi miệng, đau răng, ợ chua, miệng đắng, đau tay vai bên trái dơ lên không được…Tất cả nhựng bệnh kể trên khi làm hạ áp huyết xuống bình thường thì bệnh sẽ khỏi, như vậy các dấu hiệu bệnh khám theo máy đo áp huyết đề do nguyên nhân nào làm tăng áp huyết, muốn tìm nguyên nhân phải để máy đo áp huyết ở tay, bấm ngón tay cái vào từng huyệt liên quan đến tim, can, tỳ, vị, tiểu trường, thận, đại trường để ý xem khi bấm huyệt nào áp huyết tăng cao hay thấp vượt ra ngoài tiêu chuẩn, lúc đó mới biết rõ nguyên nhân hư thực do tạng phủ nào và phải chữa theo nguyên tắc ngũ hành.
9-Bệnh khí hư huyết thực ở hai tay
Áp huyết tay trái thấp dưới 110/70mmHg mạch 130 hay tay phải 95/68mmHg mạch 110 vẫn là bệnh khí hư người lạnh, huyết thực, mạch đập nhanh thuộc âm hư nội nhiệt mà sợ lạnh, những bệnh này cũng thuộc nan y thể hiện ở nhiều bệnh như chóng mặt nhức đầu xây xẩm, mất ngủ, lo sợ, khi nóng khi lạnh, bệnh tâm thần, mất trí nhớ, hơi thở nhanh gấp, mau mệt, ăn uống không tiêu , bụng trướng đầy…đo áp huyết khi bấm trên huyệt liên quan đến tạng phủ sẽ tìm ra được nguyên nhân bệnh của tạng phủ.
Nếu tính theo mạch bình thường là 80, mạch đã đập nhanh hơn 50, thì áp huyết thực tay trái là 60 và mạch tay phải đã đập nhanh hơn 30 thì áp huyết thực tay phải là 65. Nếu thực sự một người có áp huyết như vậy con người sẽ dễ bị chết, cho nên cơ thể tự điều chỉnh cho phù hợp vớ thể trạng, nhưng đông y biết lý luận như thế nên mới chú trọng đến cách chữa chỉ làm hạ nhịp mạch đập của tim, vì nó cũng là trường hợp thiếu máu mà tây y không biết chỉ chữa vào tim, trong khi đông y chữa vào huyết, dùng sirop bổ máu Đương Quy Tửu, khí và huyết sẽ tăng lên bình thường, khi huyết đủ thì mạch sẽ hòa hoãn chậm lại bình thường, vì thế thầy thuốc đông y bắt mạch bệnh của một bệnh nhân thấy mạch hòa hoãn (70-80) là bệnh đã thuyên giảm.
10-Bệnh nhiệt chứng
Trường hợp một người bình thường, khi bị nhiễm trùng, cảm sốt, áp huyết trước khi chưa bị bệnh, áp huyết trung bình là 130/80mmHg mạch 80, nhưng khi bệnh sốt nhiệt áp huyết lên 140/90mmHg mạch 120 trở lên đó là bệnh nhiệt chứng. Tìm nguyên nhân khi đo áp huyết ở các huyệt của tạng phủ để điều chỉnh..
11-Bệnh hàn chứng
Trường hợp áp huyết bình thường nhưng khi bệnh sốt rét, ho cảm lạnh, thân nhiệt xuống thì áp huyết có thể giữ nguyên hay xuống thấp một chút, nhưng mạch sẽ nhảy yếu chậm hơn, từ trung bình 80 xuống còn 60-65, đó là bệnh thuộc hàn chứng, muốn chữa tận gốc phải tìm nguyên nhân khi đo áp huyết ở tạng phủ để điều chỉnh..
12-Bệnh nhiệt giả hàn hoặc hàn giả nhiệt
Bệnh hàn giả nhiệt hay nhiệt giả hàn khi đo áp huyết có mạch lúc cao hơn 120 rồi xuống thấp dưới 60, có khi mạch nhanh ở tay này, thấp ở tay kia, thường gặp ở bệnh sốt xuất huyết.
Trường hợp bệnh nan y như viêm màng não thì áp huyết cao trên 140 nhưng mạch cũng lúc qúa nhanh trên 120 thuộc bệnh cấp tính, khi mạch đập qúa chậm thuộc bệnh mãn tính.
Có loại bệnh mãn tính không tìm ra bệnh cụ thể để cho uống đúng loại thuốc như áp huyết 142 mạch 60 ở tay này, mạch 70 ở tay kia, tây y không tìm ra bệnh, nhưng khi bệnh trở thành cấp tính, mạch hai bên tay tăng cao nhưng vẫn chênh lệch từ 110 đến 130 thường bị sốt mê man trong bệnh viêm màng não.
 

 Tags: thay đổi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc


Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Quỹ học bổng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây