CHS khóa 83-86 trao học bổng trong Lễ Bế giảng năm học 2023-2024

CHS khóa 83-86 trao học bổng trong Lễ Bế giảng năm học 2023-2024

Ngày 24 tháng 05 năm 2024, Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu (Điện Bàn, Quảng Nam) long trọng tổ chức Lễ Bế Giảng Năm học 2023-2024. Đại diện cho cựu học sinh Nguyễn Duy Hiệu khóa 83-86 có các bạn Phạm Trọng Đăng Sơn ... đã về...

Xem tiếp...

Tai biến – Sơ lược về các Huyệt đạo trên cơ thể người

Thứ bảy - 30/09/2017 22:57
Sơ lược về các Huyệt đạo trên cơ thể người
Toàn bộ thân thể có 108 huyệt nguy hiểm, trong đó có 72 huyệt nói chung khi bị điểm, đánh không đến nổi gây ra tử vong, còn lại 36 huyệt trí mạng có thể dẫn đến tử vong, còn gọi là TỬ HUYỆT.
Tai biến – Sơ lược về các Huyệt đạo trên cơ thể người
Trong khi va chạm quyền cước, có thể trở thành SÁT THỦ nếu thực hiện đòn đánh vào các Tử Huyệt như: Bách Hội, Thần Đình, Thái Dương, Nhĩ Môn, Tình Minh, Nhân Trung, Á Môn, Phong Trì, Nhân Nghênh, Đản Trung, Cựu Vĩ, Cự Khuyết, Thần Khuyết, Khí Hải, Quan Nguyên, Trung Cực, Khúc Cốt, Ưng Song, Nhủ Trung, Nhũ Căn, Kỳ Môn, Chương Môn, Thương Khúc, Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du, Thanh Du, Mệnh Môn, Chí Thất, Khí Hải Du, Vi Lư, Kiến Tỉnh, Thái Uyên, Tâm Túc Ly, Tâm âm giao, Dung Tuyền
36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

A.- VỊ TRÍ CÁC HUYỆT NGUY HIỂM VÙNG ĐẦU, CỔ:
1.- Huyệt Bách hội:

- Vị trí: Tại giao điểm của tuyến chính giữa đỉnh đầu và đường nối liền phần đầu nhọc trên của 2 tai.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự.
2.- Huyệt Thần Đình:

- Vị trí: Từ mép tóc trước trán lên 5 cm.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ảnh hưởng đến não.

3.- Huyệt Thái Dương:
- Vị trí: tại chổ lõm phía đuôi chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, mắt tối lại, ù tai.

4.- Huyệt Nhĩ môn:

- Vị trí: Tại chổ khuyết ở trước vành tai, khi há miệng hiện ra chỗ lõm.

- Khi bị điểm trúng: Ù tai, choáng đầu ngã xuống đất.

5.- Huyệt Tình minh:

- Vị trí:Tại chỗ góc khóe mắt trong, đầu chân mày.

- Khi bị điểm trúng: Có thể hôn mê hoặc hoa mắt ngã xuống đất.

6.- Huyệt Nhân trung:

- Vị trí: Dưới chóp mũi.

- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng đầu, hoa mắt.

7.- Huyệt Á môn:

- Vị trí: Sau ót, chỗ lõm giữa gai đốt sống cổ thứ nhất và đốt sống cổ thứ 2.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào khu diên tuỷ (một phần não sau nối tuỷ sống) sẽ không nói được, choáng đầu, ngã xuống đất bất tỉnh.

8.- Huyệt Phong trì:

- Vị trí: Phía sai dái tai, chổ lõm dưới xương chẩm.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào trung khu diên tuỷ, hôn mê bất tỉnh.

9.- Huyệt Nhân nghênh:

- Vị trí: Yết hầu, ngang ra 2 bên 5cm.

- Khi bị điểm trúng: Khí huyết ứ đọng, choáng đầu.

B.-.. CÁC HUYỆT NGUY HIỂM Ở VÙNG BỤNG, NGỰC:

1.- Huyệt Đản trung:

- Vị trí: Giữa hai đầu vú.

- khi bị điểm trúng: Nội khí tản mạn, lòng dạ hoảng loạn, thần trí không được rõ ràng.

2.- Huyệt Cưu vĩ:

- Vị trí: Trên rốn 15cm.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch, gan, mật, chấn động tim, đọng máu, có thể gây tử vong.

3.- Huyệt Cự khuyết:

- Vị trí: Trên rốn 9cm.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, mật, chấn động tim, có thể gây tử vong.

4.- Huyệt thần khuyết:

- Vị trí: Tại chính giữa rốn.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn, chấn động ruột, bàng quan, tổn thương đến khí, làm thân thể mất đi sự linh hoạt.

5.- Huyệt Khí hải:

- Vị trí: Dưới rốn 4cm.

- khi bị điểm trúng: Đập vào vách bụng, tĩnh động mạch vàsườn, phá khí, máu bị ứ lại làm thân thể mất đi sự linh hoạt.

6.- Huyệt Quan Nguyên:

- Vị trí: Dưới rốn 7cm.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng dưới, tĩnh mạch vàthần kinh sườn gây chấn động ruột, khí huyết ứ đọng.

7.- Huyệt Trung cực:

- Vị trí: Dưới rốn 10cm.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch vàchấn đọng thần kinh kết tràng chữ S, thương tổn khí cơ.

8.- Huyệt Khúc cốt:

- Vị trí: Tại xương khung chậu bụng dưới – hạ bộ.

- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí cơ toàn thân, khí huyết ứ đọng.

9.- Huyệt ưng song:

- Vị trí: Trên vú, tại xương sườn thứ 3.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn vàthần kinh trước ngực cho 
đến động, tĩnh mạch, chấn động làm tim ngừng cung cấp máu, gây choáng 
váng.

10.- Huyệt Nhũ trung:

- Vị trí: Tại chính giữa đầu vú.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn vàđộng mạch sung huyết (nhồi máu) phá khí.

11.- Huyệt Nhũ căn:

- Vị trí: Dưới đầu vú 1 đốt xương sườn.

- Khi bị điểm trúng: Do phía trong bên trái là quả tim, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào tim, gây sốc dễ dẫn đến tử vong.

12.- Huyệt Kỳ môn:

- Vị trí: Dưới núm vú, tại xương sườn thứ 6.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, lá lách, chấn động cơ xương, khí huyết ứ đọng.

13.- Huyệt Chương môn:

- Vị trí: Tại tuyến giữa nách, mút cuối xương sườn nổi số 1, khi co 
khuỷu tay khép vào nách, nó nằm ngang với điểm cuối cùng của khuỷu tay.

- Khi bị điểm trúng: Vì phí trong bên phải làgan, nghiêng phía dưới làlá
lách, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào gan hoặc lá lách, phá hoại màng 
cơ xương, cản trở sự lưu thông của máu và tổn thương đến khí.

14.- Huyệt Thương khúc:

- Vị trí: Giữa bụng tại bao tử, ngang ra 2 bên 5cm.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và đọng mạch vách bụng, chấn đọng ruột, tổn thương khi, ứ đọng máu

C.- CÁC HUYỆT NGUY HIỂM TẠI PHẦN LƯNG, EO VÀ MÔNG:

1.- Huyệt Phế du:

- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 3, ngang ra 2 bên lưng 4cm.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch xương sườn thứ 3, tĩnh mạch vàthần kinh, chấn động tim, phổi, phá khí.

2.- Huyệt Quyết âm du:

- Vị trí: Tại phía dưới mỏm gai đốt sống ngực thứ 4, ngang ra 2 bên lưng 4cm.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phổi, phá khí cơ, dễ gây tử vong.

3.- Huyệt Tâm du:

- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 5, ngang ra 2 bên lưng 4cm.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phá huyết, thương tổn khí.

4.- Huyệt Thận du:

- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2, ngang ra 2 bên lưng 4 cm.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, tổn khí cơ, dễ dẫn đến liệt nửa người.

5.- Huyệt Mệnh môn:

- Vị trí: Giữa đốt sống thắt lưng thứ 2 vàthứ 3.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào xương sườn, phá khí cơ, dễ gây ra liệt nửa người.

6.- Huyệt Chí thất:

- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2 ngang ra 2 bên 6cm.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch eo lưng, tĩnh mạch vàthần kinh, chấn động thận, thương tổn nội khí.

7.- Huyệt Khí hải du:

- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 3, ngang ra 2 bên 4cm.

- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, cản trở huyết, phá khí.

8.- Huyệt Vĩ lư:

- Vị trí: Tại giữa chỗ hậu môn vàxương cùng.

Khi bị điểm trúng: Gây trở ngại đến sự lưu thông của khí trên toàn thân, khí tại huyệt Đan điền không dâng lên được.

D.- CÁC HUYỆT VỊ NGUY HIỂM Ở TAY VÀ CHÂN:

1.- Huyệt Kiên tỉnh:

- Vị trí: Chỗ cao nhất phần vai.

- Khi bị điểm trúng: Cánh tay tê bại, mất đi sự linh hoạt.

2.- Huyệt Thái uyên:

- Vị trí: Ngữa lòng bàn tay, tại chỗ lõm lằn ngang cổ tay.

- Khi bị điểm trúng: Cản trở bách mạch, tổn thương nội khí.

3.- Huyệt Túc tam lý:

- Vị trí: Bờ dưới xương bánh chè xuống 6cm, trước xương ống chân ngang ra ngoài 1 ngón tay.

- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất đi sự linh hoạt.

4.- Huyệt Tam âm giao:

- Vị trí: Tại đầu nhọn mắt cá chân thẳng lên 6 cm, sát bờ sau xương ống chân.

- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất linh hoạt, thương tổn khí ở huyệt Đan điền.

5.- Huyệt Dũng tuyền:

- Vị trí: Nằm tại lòng bàn chân, khi co ngón chân xuất hiện chỗ lõm.

- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí tại huyệt Đan điền, khí không thể thăng lên được, phá khinh công.

Tóm lại, 36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Bộ huyệt khôi phục não: 34, 290, 100, 156, 37, 41.
Khôi phục não: 34, 290, 100, 156, 37, 41.

TRƯỜNG HỢP CỦA CHỊ SÁCH (LÀ CÔNG AN PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC XUẤT NHẬP CẢNH) CÓ CHỒNG LÀ GIÁO SƯ BÁC SĨ Ở BỆNH VIỆN 103 BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ĐÃ 5 NĂM LIỆT NỬA NGƯỜI. TÔI RA HÀ NỘI CHỮA CHO 5 NGÀY, VÀI BUỔI ĐẦU ĐÃ GIƠ TAY VUỐT ĐƯỢC TÓC, CHÂN ĐI CÒN HƠI KHẤP KHỂNH, LƯỠI BỊ NGỌNG NÓI KHÓ, BỊ BÊN PHẢI.

Trường hợp một cháu bị bại não, cổ mềm không cất đầu lên được, mắt không liếc được, cũng dùng phác đồ như nhũn não. Tôi chữa 10 ngày đầu, cổ cháu cứng lại, mắt đã đưa đi đưa lại được.

Anh Bùi Chí Hiếu – Giáo sư, Viện trưởng Viện nghiên cứu y học trung ương II, bị tai biến, tôi cũng đã góp phần chữa khỏi.

A. Khôi phục não bị liệt

Bấm (day ấn) huyệt 156 và đếm đến 30

Bộ huyệt khôi phục não: 34, 290, 100, 156, 37, 41. Nếu liệt nửa người bên phải, lưỡi thường bị co rút lại, gây ra líu lưỡi, nói ngọng. Liệt bên trái thì nhẹ hơn một chút. Dù liệt bên nào cũng bấm bộ huyệt khôi phục não trên.

Hơ mu bàn tay trái nắm lại.

Hơ mu bàn tay trái nắm lại, phản chiếu đầu.

Tiếp theo, ta dùng bàn tay trái nắm lại, phản chiếu cái đầu mà hơ. Nếu bị liệt bên trái, ta hơ nửa mu bàn tay phía bên phải, nếu bị liệt bên phải, ta hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.

Hơ ngón tay cái chìa ra, phản chiếu lưỡi.

Hơ ngón tay cái chìa ra, phản chiếu lưỡi.

Nếu nói ngọng thì bấm 14, 275, 61, 19, 79 rồi hơ 79 và ngón tay cái của bàn tay trái.

B. Khôi phục cánh tay bị liệt

1. Lăn gờ mày bên tay liệt, lăn từ trong ra ngoài, chia cung mày làm 3 đoạn, mỗi đoạn lăn 30 cái (xem đồ hình âm dương).
- Sau đó hơ đầu mày phía trong, huyệt 65, hơ đuôi mày, huyệt số 100.
- Để ngón tay sát vào từng huyệt để định vị, dùng búa mai hoa gõ mỗi huyệt 30 lần. Gõ huyệt 65,310 và 477 để giải phóng khớp vai. Gõ huyệt 98 phản chiếu khuỷu tay và huyệt 100 phản chiếu cổ tay.
- Bấm huyệt 460, cách hơi xa đuôi mày, rồi hơ 460, lăn 460, phản chiếu bàn tay.
Như thế, ta đã tác động suốt cả cánh tay, từ bả vai cho đến 5 đầu ngón tay.

Đồ hình âm dương

Đồ hình âm dương: gờ mày phản chiếu cánh tay, khóe miệng phản chiếu chân.

2. Cào đầu, theo mí tóc trán xuống phần tóc mai, phản chiếu cánh tay trên đầu. Nếu bị liệt bên phải, nhớ cào nửa đầu bên trái và ngược lại.

Người nằm úp trên đầu: từ mí tóc trán xuống tóc mai phản chiếu cánh tay, từ đỉnh đầu xuống đỉnh tai phản chiếu đùi.

3. Lăn trực tiếp cánh tay bị liệt bằng cầu gai đôi to, lăn từng từng đoạn một: cánh tay trên, cánh tay dưới, và bàn tay.
- Lăn cánh tay trên vòng quanh 30 cái, lăn từ trên xuống (cấm lăn ngược).
- Lăn đoạn dưới tương tự như trên.
- Lăn bàn tay, từ cổ tay ra 5 đầu ngón tay bằng cầu gai đôi nhỏ, cũng 30 cti, lăn lòng bàn tay trước.
- Lăn mu bàn tay phía trên, từ cổ tay ra 5 đầu ngón tay 30 cái.
- Lăn 5 ngón tay: dùng lăn nhỏ, lăn lần lượt từ ngón út tới ngón cái.
- Hơ ở khoeo tay làm cho gân tay giãn ra, nếu bị lâu gân cứng quá thì hơ lâu hơn. Sau đó hơ cổ tay và ụ xương các ngón tay.
- Cuối cùng: day, bấm huyệt Hợp Cốc, kẽ ngón tay cái và ngón tay chỏ giúp bàn tay co duỗi dễ dàng.

C. Khôi phục chân bị liệt

1. Lăn đồ hình chân trên mặt (đồ hình âm dương), đường pháp lệnh và khóe miệng trên là đùi, khóe miệng dưới là bắp chân, cằm là bàn chân. Lăn xong, nhớ bấm các sinh huyệt:
- Huyệt 277: phản chiếu mông.
- Huyệt 17: phản chiếu đùi.
- Huyệt 156: phản chiếu bắp chân.
- Huyệt 51: phản chiếu bàn chân.

Đồ hình Penfield: chân trên trán.

Đồ hình Penfield: chân trên trán.

2. Lăn chân theo đồ hình Penfield trên trán, từ mí tóc trán tới đầu cặp lông mày 30 lần từ trên xuống dưới (cấm lăn ngược). Lăn xong, nhớ bấm huyệt:
- Huyệt 210: phản chiếu mông.
- Huyệt 197: phản chiếu đầu gối.
- Huyệt 34: phản chiếu bàn chân.

3. Cào đầu: Nếu bị liệt bên trái thì cào nửa đầu bên phải và ngược lại. Từ đỉnh đầu xuống đỉnh tai phản chiếu đùi, từ đỉnh tai ra sau tai phản chiếu bắp chân, phía sau ót phản chiếu bàn chân.

4. Lăn trực tiếp chân liệt:
- Lăn đùi: lăn xuôi vòng quanh từ háng xuống đầu gối 30 lần.
- Khôi phục bắp chân, lăn xung quanh, trừ xương ống quyền.
- Lăn bàn chân: từ cổ chân tới các đầu ngón chân, hai cạnh bàn chân, gan bàn chân.
- Hơ khuỷu chân, cổ chân và từng đốt xương ngón chân.
- Bấm hai huyệt Hành Gian và Thái Xung kẽ ngón chân cái và ngón chân chỏ (giống huyệt Hợp Cốc).

Lăn xuôi cả tay và chân, không những làm tin thần được thư giãn, cơ bắp được mềm mại mà còn có tác dụng điều hòa huyết áp rất tốt.

D. Khôi phục cột sống và toàn thân trên lưng

Cột sống liên quan và chi phối đến các bộ phận ngoại vi và nội t$ng của cơ thể. Nhưng khi chữa liệt thường lại bị lãng quên. Phải làm cho cột sống khỏe lên thì não mới phục hồi nhanh và bệnh liệt mới mau lành. Cách làm như sau:

1. Hơ dọc hai bên cột sống từ xương cụt ngược lên đến xương cổ.

2. Lăn ngược từ xương cùng lên đến đầu xương cổ bằng cầu gai đôi lớn theo cách thức sau:
- Giữa sống lưng: lăn ngược lên, chia lưng làm 4 đoạn, mỗi đoạn 30 lần. Lăn ngược để tăng cường máu hỗ trợ cho đầu não.
- Hai bên thăn lưng: Lăn chéo hình chữ V. Nhớ lăn hoàn chỉnh từng đoạn một, cả sống lưng và thăn lưng.

3. Cuối cùng, dùng búa gõ. Đầu cứng gõ dọc hai bên cột sống, đầu mềm gõ thăn lưng.

Phải kiên trì thực hiện đủ 4 bước từ A đến D nói trên. Việc khôi phục chức năng bị liệt là lâu dài, phải hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân quan sát và làm theo, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.

Đau cổ gáy

 

thoai hoa dot song co va lung thoat vi dia dem

1- Bùi Quang Hưng (khóa 110/2009): Từ khi học DC-ĐKLP đến nay tôi đã chữa nhiều ca bệnh cho mình và cho người khác. Tự trị bệnh cận thị, đau gáy vai cổ, mụn nhọt, chai mắt cá chân, đau bụng, mệt mỏi. Chữa cho người khác đau cổ gáy vai (thường gặp), thần kinh toạ, tê tay, đau nhức mỏi gối, đau nửa đầu, đau đỉnh đầu và vùng trán, đau lưng, say xe, chóng mặt buồn nôn, đau bụng kinh, viêm xoang mũi, dị ứng nổi mề đay, đau tai, cứng gáy, dùng ảnh công chữa 4 ca ( 1 đau tay, 1 đau chân, 1 đau lưng, 1 đau hai vai).

Điều trị hội chứng đau cổ, gáy, vai:

Dùng búa nhỏ đầu cao su gõ H. 188, 65, 34 (30 lần gõ). Dùng chày đâm tiêu chấm dầu cù là day từ gáy xuống 2 bên bả vai theo hình dẻ quạt khoảng 3 phút (day kỹ, ấn sâu ở kẽ xương bả vai ), sau đó dùng chày đâm tiêu dò chỗ đau (sinh huyệt) rồi dùng đầu to của que dò 2 đầu ấn chậm các sinh huyệt nhỏ trong chỗ đau đó. Sau đó hơ ngải cứu sinh huyệt. Kết quả bệnh nhân giảm đau 80-90% hoặc hết đau tại chỗ.

2- Trần Thị Thu Thanh (khóa 111/2010): Tình trạng bản thân: viêm đa xoang mãn tính từ trước 1995. Triệu chứng: nhức đầu đỉnh đầu, đau cổ, gáy, vai, nhức hai bên hàm. Sinh hoạt cá nhân: trước 1995 hay tắm gội đêm.  Phương pháp điều trị:

* Phương pháp 1: làm 6 vùng phản chiếu, kết quả: giảm triệu chứng nhức đầu 60% nhưng các triệu chứng khác không giảm nhiều

* Thử đổi phương pháp lăn bằng cây lăn 2 đầu trên mặt vùng hàm, kết quả: không hợp với phương pháp này, chỉ giảm triệu chứng nhất thời.

* Với đau vai gáy: trước dùng cây lăn gai đôi lớn, sau đổi cây lăn đinh lớn có tốt hơn nhưng kết quả vẫn chưa giảm nhiều. Theo thuyết đồng ứng, em có lăn và ấn sinh huyệt trên vùng phản chiếu vai ở trên chân mày nhưng vẫn chưa hết.

* Triệu chứng: thêm nghẹt mũi, nhức đầu. Phương pháp khác: Làm theo phác đồ trong tài liệu cẩm nang 1 theo thứ tự: tăng sức đề kháng; tiêu đàm, long đàm; tiêu viêm, tiêu độc cách 3 hoặc 4 giờ một phác đồ, kết quả: giảm triệu chứng nhức đầu (trên 80%) hơn phương pháp trước, sổ mũi màu xanh, sau có màu vàng như nước. Tuy nhiên nhức đầu trên đỉnh đầu từ 9h sáng đến 15h chiều vẫn còn.

* Hiện nay em vẫn còn làm theo 3 phác đồ trên 1 ngày 1 lần, mũi vẫn còn có khi chảy mũi xanh, mũi trắng, lẫn dịch vàng hoặc nước vàng.

3- Bùi Quốc Quynh (khóa 117 – 2011): Tôi bị tai nạn giao thông: (bị tông xe máy). Rồi do thắng gấp nên sau khi bị tông thì theo quán tính tôi bị lộn người phóng đầu xuống đường, nhờ có nón bảo hiểm an toàn nên đầu tôi không bị gì mà bị dồn đau cột sống cổ: số 3,4,5 và cột sống lưng L1. 

Tôi cứ uống thuốc lai dai, khi nào đau lại đi khám lấy thuốc uống thì cũng thấy đỡ sông có thời gian do thời tiết thay đổi hoặc lao động nặng thì bị đau lại và đã ba lần đi bệnh viện chợ Rẫy khám và chụp X Quang. Bệnh viện kết luận: tôi thoái hoá xương cổ gáy số 3,4,5 và đốt sống lưng L1. Rồi kê đơn thuốc uống hẹn ngày khám lại cuối cùng bệnh vẫn không khỏi được mà cứ đau ê ẩm. Với phương pháp chữa bệnh Diện Chẩn tôi tiếp tục chữa, dùng phương pháp đồ hình: Đồ hình ngoại vi (trắc diện) của thầy Bùi Quốc Châu và đồ Hình phản chiếu ngoại vi cơ thể ( Đồ Hình âm dương).

+ Tôi gạch, lăn và hơ từ huyệt 108 xuống huyệt 26 mỗi động tác khoảng 30 giây cho lăn và gạch. Xong hơ khoảng 1 phút. Tôi thấy bệnh giảm đi được 60%. Tôi tiếp tục làm đi làm lại 3 lần. Xong 3 lần gạch, lăn và hơ tôi cảm thấy người mình hình như không có bệnh đau cổ gáy.

 + Tiếp tục tôi lại dùng phương tiện hành trang này đánh vào vị trí sóng mũi (đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể) Đồ hình Dương “ lưng cậu Hoàng” vẫn phương pháp dùng que dò tìm điểm báo đau trên lưng cậu Hoàng tương ứng với vị trí lưng đau của mình, ở vào thắt lưng khác vùng huyệt số 1,43 lưng cậu Hoàng và tôi cũng tiếp tục dùng phương pháp 2 gạch, lăn và hơ như trên, thế mà không ngờ căn bệnh đau cột sống này lâu ngày đã có cánh, trong lát gặp phép tiên mà đã bay đi khi nào không hay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc


Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Quỹ học bổng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây